Quy Trình Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Khi Tái Chế Phế Liệu!

17 Tháng Hai, 2020  Tin Tức

Xử lý nước thải khi tái chế phế liệu là việc làm bắt buộc phải thực hiện khi kinh doanh tái chế. Để đảm bảo tối thiểu hóa những ảnh hưởng đến môi trường, mỗi một chất thải đều phải đáp ứng yêu cầu về môi trường trước khi đổ. Vậy quy trình công nghệ xử lý nước thải khi tái chế phế liệu như thế nào? Cùng tìm hiểu với Phế Liệu Thanh Hùng – đơn vị chuyên thu mua phế liệu với 13 năm kinh nghiệm trên thị trường.

1. Tại Sao Phải Xử Lý Nước Thải Khi Tái Chế Phế Liệu

Nước thải trong quá trình sản xuất chứa rất nhiều chất độc hại. Những chất này là nguyên nhân của nhiều thảm họa về sức khỏe môi trường. Vì vậy, cần phải xử lý nước thải khi tái chế phế liệu trước khi đổ ra ngoài. Nếu trực tiếp xả thải thì sẽ mang đến những nguy hại như:

  • Phân huỷ các chất dinh dưỡng trong đất
  • Nước bị ô nhiễm, bốc mùi khó chịu. Điều này anh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và những sinh vật tự nhiên.
  • Các chất ô nhiễm ngấm xuống đất, thấm vào nước ngầm dẫn tới. Nước này không thể sử dụng hoặc mất công lọc khi muốn sinh hoạt.

Thông thường nguồn tiếp nhận nước thải là ao hồ và chủ yếu là sông suối. Theo quy luật tuần hoàn, các dòng sông như các huyết mạch, cung cấp nước trên trái đất. Chúng luân chuyển đến tất cả các vùng tạo thành vòng khép kín.

Xử lý nước thải khi tái chế phế liệu

Do đó việc xử lý nước thải khi tái chế phế liệu là rất cần thiết. Điều này giúp bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta. Việc bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ góp phần khống chế được 80% bệnh tật. Xử lý nước thải là bảo vệ môi trường, cũng chính là bảo vệ bản thân mỗi người.

2. Quy Trình Xử Lý Nước Thải Khi Tái Chế Phế Liệu

Quy trình công nghệ xử lý nước thải khi tái chế phế liệu có thể được thực hiện theo quy trình sau:

Quy trình xử lý nước thải khi tái chế phế liệu

Nước thải trong quá trình tái chế với nước thải sinh hoạt từ hầm tự hoại sẽ được tập trung về hố thu gom. Sau đó được dẫn qua bể điều hòa. Một số chức năng của các bước trong quá trình xử lý nước thải khi tái chế phế liệu.

2.1. Bể Điều Hòa

Nước thải được dẫn qua bể điều hòa nhằm mục đích ổn định lưu lượng nước thải. Tại bể điều hòa có bố trí máy thổi khí. Máy này nhằm khuấy trộn nước thải tạo điều kiện hiếu khí tránh sự phân hủy kỵ khí. Bể điều hòa còn giảm bớt sự dao động hàm lượng các chất bẩn trong nước thải. Ngăn cản lượng nước thải có nồng độ chất độc hại cao đi trực tiếp vào các công trình xử lý sinh học sau.

2.2. Bể Keo Tụ – Tạo Bông

Nước thải được bơm qua bể keo tụ – tạo bông để giảm lượng SS bằng cách châm phèn và polymer để kết các bông cặn lại với nhau. Tạo điều kiện cho quá trình lắng cặn nhanh hơn.

2.3. Bể Lắng Hóa Lý

Tại bể lắng hóa lý, các bông cặn lắng từ bể keo tụ – tạo bông được lắng xuống đáy bể. Phần nước trong tràn qua bể MBBR. Bùn được đưa vào bể chứa bùn.

2.4. Bể MBBR

Trong quy trình xử lý nước thải khi tái chế phế liệu, tại bể MBBR, hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời đảm bảo được các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng.Chuyển động xáo trộn liên tục được duy trì trong suốt quá trình phản ứng.

Vi sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt vật liệu. Để chuyển hóa các chất hữu cơ phát triển thành sinh khối. Quần xã vi sinh phát triển và dày lên cùng với sự suy giảm của các chất hữu cơ trong nước thải. Sau đó lớp vi sinh vật bị tróc ra rơi vào trong nước thải khi không tiếp xúc được với nguồn dinh dưỡng. Một lượng nhỏ vi sinh còn bám trên vật liệu sẽ phát triển tiếp tục thể hình thành quần xã mới.

Tại bể hiếu khí dính bám MBBR xử lý được các chất hữu cơ, N và P.

2.5. Bể Lắng Sinh Học

Nước thải sau khi đi qua bể MBBR trong quy trình xử lý nước thải khi tái chế phế liệu sẽ chảy tràn qua bể lắng sinh học. Bùn lắng xuống đáy bể. Ở đây, một phần bùn được tuần hoàn lại bể MBBR để bổ sung vi sinh. Phần còn lại đưa về bể chứa bùn.

2.6 Bể Khử Trùng

Nước thải sau khi lắng được đưa về bể khử trùng. Tại đây nước thải được tiếp xúc với NaClO để tiêu diệt các vi sinh có hại còn lại. Sau đó được thải ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

2.7. Xử Lý Bùn

Bùn từ bể lắng hóa lý và bể lắng sinh học được tập trung về bể chứa bùn. Sau đó được bơm qua bể nén bùn. Nước tách từ bùn sẽ được bơm tuần hoàn lại bể điều hòa. Bùn sau khi nén sẽ được các đơn vị đến thu gom theo định kỳ. Như vậy một hệ thống quy trình xử lý nước thải khi tái chế phế liệu đã đươc hoàn thành. 

3. Ưu Điểm Công Nghệ Trong Xử Lý Nước Thải Khi Tái Chế Phế Liệu

  • Hiệu suất xử lý lượng chất hữu cơ BOD lên đến 90%.
  • Loại bỏ được Nito trong nước thải.
  • Tiết kiệm được diện tích.
  • Dễ vận hành

Như vậy, tái chế phế liệu đều thải ra một lượng chất thải nhất định. Những chất thải này đều có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và con người. Vì vậy, xử lý nước thải khi tái chế phế liệu nói riêng và chất thải nói chung là vô cùng cần thiết. Và có thể chất thải của quá trình tái chế này lại là phế liệu cho ngành tái chế khác. Vì vậy, chúng ta cần phân biệt phế liệu và chất thải để tránh lãng phí.


Liên hệ với chúng tôi qua ĐT & ZALO:

– Hotline (Có Zalo): 0978 002 141

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG THANH HÙNG – THU MUA PHẾ LIỆU 247

♻️ Cơ sở thu mua phế liệu Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định…

♻️ Cơ sở thu mua phế liệu Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng…

♻️ Cơ sở thu mua phế liệu Miền Nam: TP. Hồ chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu…


 

Chat hỗ trợ
Chat ngay