Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 cấm nhập khẩu chất thải dưới mọi hình thức. Tuy nhiên đối với phế liệu, điều này lại hợp pháp. Các cách xác định chủng loại phế liệu để phân loại hợp lý luôn được ủng hộ trong sản xuất. Vì vậy, việc phân định giữa phế liệu và chất thải là rất quan trọng. Vậy chúng có gì khác nhau? Phế liệu 247 sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết về chúng. Những tiêu chuẩn để phân biệt phế liệu với chất thải đặt ra hiện nay là gì?
1. Tiêu Chuẩn Để Phân Biệt Phế Liệu Với Chất Thải Qua Khái Niệm
Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học đã định nghĩa phế liệu. “Phế liệu là vật bỏ đi từ những nguyên liệu đã qua chế biến”. Theo cách hiểu này, tất cả những vật chất phát sinh sau quá trình sử dụng đều trở thành phế liệu. Định nghĩa này đã không đưa ra tiêu chuẩn để phân biệt phế liệu với chất thải. Phế liệu theo cách hiểu này là một dạng chất thải.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm phế liệu được định nghĩa lần đầu tiên. Nó nằm tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. “Phế liệu là sản phẩm, vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất”.
Khái niệm phế liệu tiếp tục được Luật Bảo vệ môi trường 2005 (Luật BVMT 2005) định nghĩa tại khoản 13 Điều 3. “Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất”.
Hai định nghĩa này có sự khác nhau trong về từ ngữ. Tuy nhiên tiêu chuẩn để phân biệt phế liệu với chất thải của chúng lại không có sự khác biệt qua bản chất pháp lý. Cụ thể là ta có thể nhận thấy phế liệu là sự kết hợp của 3 tiêu chí cơ bản. Thứ nhất, là sản phẩm hoặc vật liệu. Thứ hai, bị loại ra khỏi quá trình sản xuất và tiêu dùng. Thứ ba, được thu hồi làm nguyên liệu.
Xem thêm: Xuất Khẩu Nhôm Phế Liệu
2. Tiêu Chuẩn Để Phân Biệt Phế Liệu Với Chất Thải Thứ Nhất: Là Sản Phẩm Hoặc Vật Liệu
“Sản phẩm” là những thứ do lao động của con người tạo ra. Các sản phẩm mà con người tạo ra có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể. Theo luật môi trường thì đó là những sản phẩm tồn tại dưới dạng vật thể. Do đó, những sản phẩm phi vật thể không thuộc khái niệm phế liệu.
“Vật liệu” là những vật để làm cái gì đó. Con người có thể cầm, nắm, nhìn và cảm nhận. Như vậy, vật liệu có thể là những vật chất từ tự nhiên hoặc đã qua chế biến để có thể sử dụng trong sản xuất.
Vậy tiêu chuẩn để phân biệt phế liệu với chất thải ở đây chỉ ra rằng: phế liệu là những sản phẩm, vật liệu tồn tại dưới dạng hình thù vật thể.
3. Tiêu Chuẩn Để Phân Biệt Phế Liệu Với Chất Thải Thứ Hai: Bị Loại Ra Khỏi Sản Xuất
Tiếp theo, tiêu chuẩn để phân biệt phế liệu với chất thải được phân biệt qua ứng dụng. Chúng bị loại ra sau khi đã phục vụ sản xuất hay tiêu dùng.
Với tiêu dùng thì “được loại ra” khi bạn không đưa nó vào khai thác giá trị của nó. Trong trường hợp sản xuất, hành vi “loại ra” cần có sự phân biệt giữa hành vi của người trực tiếp sản xuất (công nhân) với hành vi loại ra của chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp của chủ sở hữu. Chỉ được nhìn nhận là “được loại ra” khi người chủ từ bỏ ý định sử dụng. Điều này có nghĩa là một vật chất tồn tại dưới dạng phế liệu hay không phụ thuộc vào hành vi của chủ sở hữu.
Xem ngay: Nhu Cầu Sử Dụng Phế Liệu
4. Tiêu Chuẩn Để Phân Biệt Phế Liệu Với Chất Thải Thứ Ba: Được Thu Hồi Làm Nguyên Liệu
Sản phẩm hoặc vật liệu có là phế liệu hay không phụ thuộc vào hành vi sử dụng. Đó là việc đánh giá trên thực tế đối với hành vi “từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng”.
Ví dụ về những quần áo cũ mà chủ sở hữu không còn nhu cầu sử dụng. Họ không có “ý định tiếp tục khai thác giá trị, công dụng” của quần áo ấy. Tuy nhiên họ lại bán chúng cho người khác để sử dụng. Lúc này đó là hàng secondhand và tiếp tục với vai trò là hàng hóa.
Như trong trường hợp thứ hai này thì lại khác. Từ bỏ ý định sử dụng của quần áo cũ nhưng sau đó lại đưa nó vào sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Khi nó bán cho người khác làm nguyên liệu thì nó trở thành phế liệu. Từ đó có thể thấy, vật chất có trở thành phế liệu hay không phụ thuộc vào mục đích tiếp. Mục đích này cần đánh giá theo từng trường hợp cụ thể.
Đó là những tiêu chuẩn để phân biệt phế liệu với chất thải cơ bản. Mong rằng kiến thức đó có thể giúp bạn nhận biết đúng từng loại. Nếu bạn còn thắc mắc, xin vui lòng liên hệ tới số của Phế liệu 247. Chúng tôi với 13 năm kinh nghiệp trong ngành Thu mua phế liệu, luôn sẵn sàng giải đáp những yêu cầu.